Phân khu đô thị Nam Dung Quất
Phân khu đô thị Nam Dung Quất
Phân khu đô thị Nam Dung Quất là 1 trong 5 phân khu của KKT Dung Quất. Là khu vực cửa ngõ phía Tây Nam của KKT Dung Quất phát triển các khu đô thị dịch vụ gắn với với các khu công nghiệp Tịnh Phong, KCN đô thị – dịch vụ Dung Quất II.
Phạm vi:
Thuộc địa bàn các xã tịnh Thọ, Tịnh Phong huyện Sơn Tịnh; một phần các xã Bình Hiệp, Bình Thanh, Bình Tân Phú của huyện Bình Sơn.
Tính chất, chức năng:
Là khu vực cửa ngõ phía Tây Nam của KKT Dung Quất phát triển các khu đô thị dịch vụ gắn với với các khu công nghiệp Tịnh Phong, KCN đô thị – dịch vụ Dung Quất II; phát triển công nghiệp theo mô hình các khu công nghiệp sinh thái, công nghiệp nhẹ, với các loại hình công nghiệp thời trang, may mặc, điện, điện tử và các ngành công nghiệp thân thiện môi trường; phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng bền vững.
Quy mô:
- Diện tích khoảng: 6.870 ha
- Dân số hiện trạng: 25.155 người
- Dân số dự báo: đến năm 2030 khoảng 44.000 người; đến năm 2045 khoảng 60.000 người.
Định hướng phát triển:
Không gian phát triển các đô thị, khu đô thị:
Phát triển đô thị dịch vụ Tịnh Phong gắn kết không gian dịch vụ đô thị cửa ngõ phía Nam của KKT trên quốc lộ QL.1.
Các khu dân cư nông thôn, làng xóm đô thị hóa:
Cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp đồng bộ hạ tầng xã hội – hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư hiện hữu, khu tái định cư và khu vực phát triển mới; ổn định tối đa cấu trúc khu dân cư hiện trạng gắn với các dịch vụ hỗ trợ cho các khu công nghiệp Tịnh Phong, VSIP, khu công nghiệp đô thị – dịch vụ Dung Quất II, đảm bảo tính liên kết, chuyển tiếp hài hòa giữa không gian đô thị và công nghiệp một cách tối ưu nhất.
Tổ chức, sắp xếp, nâng cấp hệ thống trung tâm xã đảm bảo vai trò trung tâm hành chính, dịch vụ cấp đơn vị ở.
Không gian phát triển công nghiệp:
Phát triển các KCN đô thị – dịch vụ, KCN xanh thân thiện môi trường. Các KCN phát triển dọc QL1 và trục Dốc SỏiHoàng Sa thông qua hệ thống đường gom song hành, đảm bảo kết nối thuận lợi, an toàn trên toàn tuyến.
Không gian xanh, sinh thái:
Phát triển không gian cây xanh, mặt nước, hồ điều hòa, hồ thủy lợi gắn với tôn tạo, gìn giữ và phát huy giá trị cảnh quan đồi, núi như: núi Thình Thình, núi Phượng Hoàng, núi Đồng Đế, núi Đồng Lụa và các di tích trong khu vực.
Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát triển mô hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm gắn với các công trình văn hóa, các hoạt động thể thao ngoài trời như cắm trại, leo núi….
Đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất trên cơ sở phủ trống gò đồi, trồng cây lấy gỗ, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, thích ứng được với điều kiện khí hậu cực đoan. Các Khu công nghiệp đều phải xây dựng dải cây xanh cách ly với khu dân cư và khu vực xung quanh theo quy định.
Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng, nhà ở:
Tăng cường dịch vụ đô thị, dịch vụ thương mại, đa dạng hóa các loại hình ở (nhà ở công nhân, chuyên gia, nhà ở xã hội…). Tăng cường vận tải hành khách công cộng (đường sắt đô thị – buýt nhanh).
Thiết kế đô thị:
Khai thác cảnh quan đồi, núi tạo các vùng không gian xanh, vùng đệm sinh thái; không gian kiến trúc đô thị thấp tầng đối với các khu dân cư hiện hữu và cao tầng tại các trục đường chính như QL1, trục Dốc Sỏi – Hoàng Sa; kiến trúc khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ, các công trình có tầng cao không quá 15 tầng; các khu ở dân cư nông thôn theo mô hình nhà vườn sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu.