Sống sang là sống Xanh
Trong bối cảnh đời sống đô thị ngày càng chật chội, những dự án bất động sản xanh, thân thiện với tự nhiên trở thành tiêu chuẩn đương nhiên của một dự án bất động sản sang trọng.
Trong bối cảnh đời sống đô thị ngày càng chật chội, những dự án bất động sản xanh, thân thiện với tự nhiên trở thành tiêu chuẩn đương nhiên của một dự án bất động sản sang trọng. |
Chất lượng sống đến từ hơi thở
Chia sẻ với khách hàng, nhà đầu tư về lý do lựa chọn sống tại Tổ hợp chung cư EcoLife Capitol (58 Tố Hữu, Nam Từ Liêm) do Tập đoàn Capital House làm chủ đầu tư, bà Đinh Thị Lê – Giáo viên trợ giảng Trường Unis (Liên Hợp quốc) cho biết, sau khi nghiên cứu nhiều mô hình nhà ở, bà đánh giá cao không gian sống trong lành cũng như yếu tố tiện nghi, an toàn và tiết kiệm năng lượng ở EcoLife Capitol.
“Cảnh quan đẹp mắt với hệ thống cây xanh bao bọc xung quanh, Dự án mang đến không khí sạch, giàu ô-xy và năng lượng, giúp người ở nhanh chóng phục hồi nguồn năng lượng đã mất bởi nhịp sống đô thị bận rộn, nhiều lo toan. Tôi mong có nhiều dự án như EcoLife Capitol để nhiều người có cơ hội được sống trong môi trường trong lành giữa đô thị đông đúc như thế này”, bà Lê nhấn mạnh.
Tại một dự án khác, cũng do Capital House làm chủ đầu tư là Khu nhà ở xã hội EcoHome (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), ông Nguyễn Văn Thành, chủ nhân một căn hộ ở tầng 5 cho biết, kể từ khi chuyển về đây sinh sống vào năm 2015, sức khỏe bản thân ông và các thành viên trong gia đình được cải thiện rõ rệt. Các căn hộ được thiết kế lấy ánh sáng và thông gió hợp lý, vừa tiết kiệm năng lượng, vừa giúp tinh thần thư giãn.
“Khu nhà cũng không xa trung tâm thành phố là mấy, tiện việc học tập nhưng vẫn đảm bảo không gian yên tĩnh, nghỉ ngơi cho các thành viên trong gia đình”, ông Thành chia sẻ.
Bà Đỗ Ngọc Diệp – chuyên gia công trình xanh Việt Nam, người dành nhiều năm nghiên cứu về công trình xanh trên khắp thế giới cho biết, công trình xanh là sản phẩm của quá trình xây dựng đã cân nhắc tới tác động với môi trường và tính hiệu quả trong sử dụng tài nguyên trong suốt vòng đời của chúng, từ lúc thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và phá dỡ. Cho tới nay, công trình xanh đã trở thành xu hướng toàn cầu do tính cấp bách của các vấn đề như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, khan hiếm nước sạch và suy thoái môi trường.
“Tại Việt Nam, tiến trình đô thị hóa khởi đầu chậm hơn nhiều nước tại Châu Á nhưng tốc độ lại hết sức nhanh chóng và đặt ra nhiều vấn đề cấp bách. May mắn là một số chủ đầu tư và gần đây là người mua nhà đã ý thức được những vấn đề mà nhân loại phải đối mặt trong tiến trình phát triển mà việc xây dựng nhà ở, tạo lập môi trường sống xanh đã trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn”.
Công trình xanh có nhiều hướng tiếp cận từ đơn giản đến phức tạp như trồng nhiều cây xanh đến kiến trúc xanh, vật liệu xanh – không nung, kết cấu xanh – tiết kiệm năng lượng, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tái sử dụng nước thải, chất thải… |
Ông Trịnh Tùng Bách, Giám đốc Ban Nghiên Cứu & Phát triển – Tập đoàn Capital House, một chủ đầu tư bất động sản nổi lên với các dự án nhà ở tiết kiệm năng lượng như EcoHome (1, 2), EcoLife Capitol cho biết, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải chịu hậu quả nặng nề nhất thế giới từ biến đổi khí hậu. Trong đó, lĩnh vực xây dựng nhà ở dân dụng là một trong những nguyên nhân góp phần làm cạn kiệt nguồn năng lượng và tài nguyên nhanh chóng, thải ra một lượng lớn khí nhà kính và gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người.
“Hiểu đúng về công trình xanh giúp người mua nhà cũng sẽ lựa chọn được cho mình những công trình, những căn hộ, những dự án xanh thực sự”, ông Bách chia sẻ.
Dựa trên khái niệm đó, các dự án của chủ đầu tư Capital House được lấy làm dẫn chứng cho việc có thể đầu tư công trình theo phương châm “xanh và bảo vệ môi trường”, xây dựng nhà ở bền vững, sử dụng tài nguyên hiệu quả tại Hà Nội. Cụ thể, Capital House nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới như: Sử dụng hệ thống đèn LED cả không gian nội và ngoại thất; sử dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời để phục vụ các công trình chiếu sáng công cộng; các căn hộ được thiết kế thông gió tự nhiên và cấp gió tươi; sử dụng hệ thống điều khiển thông minh (BMS) cho tòa nhà… Các công trình mà Capital House đầu tư xây dựng hướng đến mục tiêu tự chủ và cân bằng năng lượng giữa bên trong và bên ngoài tòa nhà một cách tự nhiên.
Ông Đỗ Đức Đạt, Tổng Giám đốc Capital House chia sẻ, biến đổi khí hậu là lời nhắc nhở nghiêm khắc về lối sống của chúng ta. Trong một thời gian dài, con người đã sử dụng năng lượng cho cuộc sống không thực sự hiệu quả, “tiêu xài” năng lượng vượt quá sức chịu đựng của tự nhiên.
“Là doanh nghiệp đầu tư, phát triển dự án bất động sản, Capital House ý thức trách nhiệm của mình trong việc sử dụng năng lượng cho các tòa nhà. Chúng tôi đã tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng qua hệ thống chứng chỉ EDGE, đồng thời trực tiếp tham quan các mô hình xây dựng nhà ở, thiết kế nhà cao tầng từ các đồng nghiệp Singapore để xây dựng mô hình nhà ở tiết kiệm năng lượng tại các công trình thuộc 2 dòng sản phẩm: EcoHome và EcoLife. Bằng cách sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, chúng tôi muốn cùng với cộng đồng kiến tạo cuộc sống bền vững hơn cho tất cả mọi người”, ông Đỗ Đức Đạt chia sẻ.
Chứng chỉ xanh EDGE mà Capital House đang áp dụng cho các công trình nhà cao tầng là hệ thống chứng chỉ tự nguyện mang tính toàn cầu, được thiết kế cho các thị trường mới nổi. Để đạt Chứng chỉ EDGE, các chủ đầu tư sẽ phải chứng minh công trình của mình có tiềm năng giảm mức tiêu thụ năng lượng, nước và năng lượng dùng để sản xuất vật liệu ít nhất là 20% so với một công trình điển hình.
Theo ông Đỗ Đức Đạt, việc sử dụng năng lượng một cách có trách nhiệm tại các công trình của Capital House không phải là “chiêu trò” thu hút sự chú ý của khách hàng bởi để đạt được chứng chỉ EDGE, công trình phải vượt qua được quá trình kiểm toán năng lượng của Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) thuộc Nhóm ngân hàngthế giới (World Bank Group). Chứng chỉ xanh là lời giải bắt buộc để các cư dân tiết kiệm chi phí sử dụng điện, nước hàng tháng và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững cho cộng đồng.
Bao nhiêu tiền để sống xanh?
Công trình xanh đã trở thành xu hướng toàn cầu do tính cấp bách của các vấn đề như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, khan hiếm nước sạch và suy thoái môi trường. |
Có một vấn đề đặt ra là trong điều kiện tài chính hạn hẹp, nhiều người có thể lựa chọn một cuộc sống “xanh” hay không? ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, hoàn toàn có thể. Theo ông Nam, phát triển công trình xanh có rất nhiều hướng tiếp cận. Sự tiếp cận từ đơn giản đến phức tạp như trồng nhiều cây xanh đến kiến trúc xanh, vật liệu xanh – không nung, kết cấu xanh – tiết kiệm năng lượng, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tái sử dụng nước thải, chất thải…
“Sự đóng góp ở mỗi góc độ đều có ích và đóng góp một phần nào đó để phát triển công trình xanh, càng tích hợp được nhiều giải pháp càng có nhiều hiện quả hơn. Không nhất thiết phải có một không gian thật rộng lớn, thật nhiều cây xanh, khả năng tài chính thật rộng rãi… mới có thể sống xanh”, ông Nam nhấn mạnh.
Báo cáo của Hiệp hội Thương mại Hoa kỳ tại Việt Nam (Amcham) mới đây đã chỉ ra rằng, sự phát triển về kinh tế không nhất thiết phải kéo theo các rủi ro về môi trường. Trong đó, việc áp dụng công nghệ mới có thể giúp Việt Nam tránh được vấn đề môi trường mà các nước khác đã gặp phải trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Những quan ngại về môi trường gần đây đã chứng minh tầm quan trọng trong việc hiểu được mối liên kết giữa hoạt động doanh nghiệp và xã hội, cũng như tầm quan trọng của việc thực hiện hoạt động kinh doanh để tạo ra giá trị kinh tế và xã hội dài lâu. Thay đổi hướng tới năng lượng sạch có thể giúp cho môi trường Việt Nam tốt hơn trong hiện tại và tương lai.
Theo Amcham, vấn đề môi trường cũng là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi cân nhắc, lựa chọn mua căn hộ tại các dự án bất động sản.
“Ngày càng nhiều khách hàng mua nhà quan tâm đến những yếu tố không gian và môi trường của các dự án. Vị trí giao thông thuận lợi là một yếu tố quan trọng, nhưng nếu dự án chỉ bao gồm tòa nhà chung cư thiếu tiện ích, thiếu khuôn viên, xuống tầng là gặp phố thì cũng khó thu hút khách hàng”, báo cáo của Amcham nhấn mạnh.