phap ly Tại sao nhà đầu tư và chủ sàn cần hiểu về pháp lý?

Tại sao nhà đầu tư và chủ sàn cần hiểu về pháp lý?

KHÔNG HIỂU VỀ PHÁP LÝ SẼ KHIẾN BẠN CHẾT RẤT NHANH

Bài này sẽ chỉ những lý do mấu chốt để nhà đầu tư và chủ sàn coi trọng pháp lý bất động sản hơn, và coi trong những chuyên gia pháp lý bất động sản hơn.

phap ly Tại sao nhà đầu tư và chủ sàn cần hiểu về pháp lý?
Hiểu rõ về pháp lý sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc đầu tư, kinh doanh, hợp tác…

1. Những thực tại và sự khăng khăng mà nhiều đang cố níu giữ:

Đa số nhà đầu tư đơn lẻ và chủ sàn chết và thất bại thảm hại là ở chỗ giữ khăng khăng những quan điểm cũ rích, không hợp thời cuộc, kiểu như:

  • “Ôi giời, tao có tiền, tao có quyền, tao thừa sự tự tin hiểu biết để làm, để đầu tư thì sao phải cần hiểu sâu về pháp lý bất động sản, dân sự, kinh doanh để làm gì, càng chẳng cần những người cố vấn về pháp lý cho hoạt động kinh doanh của tao.”
  • “Tao cũng có thừa kinh nghiệm để quá am hiểu việc nên đầu tư vào chỗ nào cho hợp lý, nên cân đối dòng tiền ra sao, nên tính toán như nào để sinh ra những lợi ích cụ thể. Và nói nhanh cho nó vuông là tao thừa hiểu ngành này nó như thế nào, pháp lý pháp liếc cái gì, nó chỉ là một phần nhỏ thôi, tao biết tuốt. Cái tao quan tâm nhiều là bài toán lợi nhuận, còn pháp lý mà hổng thì tao lấp, khuyết thì tao bổ sung, bổ sung với lấp không được thì tao tìm cách lách. Lo cái gì”.
  • Ôi dào, kinh doanh thì lo chuyện kinh doanh, lo marketing làm sao bán được hàng nhiều này, lo làm sao đào tạo được đội ngũ bán hàng đỉnh cao này, lo tìm nguồn hàng nhiều và tốt để giao dịch với thị trường này, lo chiến lược kinh doanh này, lo đầy thứ khác để sao bán được hàng và sinh lời ấy chứ. Chứ lo gì xa mấy thứ pháp lý hóc búa, nhức đầu nhức óc làm gì. Mấy thứ ấy tính sau đi, đến đâu thì đến”.

Một thực tế nhận ra đó là có quá nhiều nhà đầu tư và chủ sàn giao dịch (dù là những người mới hay những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành) đều lả lơi và coi thường vai trò của pháp lý nói chung và những chuyên gia pháp lý nói riêng, tất nhiên, vẫn có những người, những doanh nghiệp họ hiểu biết và coi trọng, nhưng nó là ít.

Họ tự tin với tài năng và năng lực, cũng như kinh nghiệm và hiểu biết của họ để sẵn sàng đặt những bài toán lợi nhuận, kinh doanh lên đong đếm, đo lường trước mà gạt phăng đi yếu tố pháp lý. Đặc biệt, họ nghĩ các chuyên gia pháp lý là máy móc quá, là chuẩn chỉnh quá, là rõ ràng và đúng luật quá. Và tất nhiên, họ nghĩ đó là điều không nên và nếu máy móc, chuẩn chỉnh như thế có mà bốc cám mà ăn à?

Thực ra, một sự thật đó là, nếu như không có lợi nhuận, kinh doanh không hiệu quả thì cũng có khả năng chết, nhưng điều mà khiến nhà đầu tư, chủ sản chết ngay lập tức đó là câu chuyện về pháp lý.

Nhiều nhà đầu tư, mang rất nhiều tiền đi đầu tư chỗ này chỗ kia nhưng lại không có những cố vấn pháp lý hỗ trợ và tư vấn cho họ, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (cỡ nhỏ và trung) cũng chẳng có lấy một chuyên gia pháp lý, không có những bộ phận pháp lý hiểu biết để có thể ngăn chặn những thứ “nguy hiểm” cho họ.

Đến một thời điểm khi mà đụng đến cái gì cũng cần pháp lý, cái gì cũng cần người hiểu luật, họ mới cuống cuồng đi tìm chuyên gia, cuống cuồng đi tìm cố vấn. Lúc đó, mọi thứ đã rối như tơ như vò, họ chẳng thể kiểm soát nổi.

2. Nhà đầu tư và chủ sàn sẽ tèo ngỏm nếu như không biết, không hiểu những vấn đề sau trong pháp lý:

SACH Tại sao nhà đầu tư và chủ sàn cần hiểu về pháp lý?

Pháp lý là lĩnh vực rất rộng, không phải ai cũng đủ khả năng để hiểu cặn kẽ về nó

Khi đối mặt với hoạt động buôn bán, kinh doanh nói chung và khi phát triển một dự án kinh doanh, đầu tư, mở một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nói riêng, cũng là lúc nhà đầu tư và chủ sàn đã phải quan tâm đến vấn đề pháp lý và cần có những người hỗ trợ về việc này rồi. Bởi:
  • Một doanh nghiệp, một dự án kinh doanh được lập ra trên cơ sở chẳng hiểu quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, lợi ích của mình theo quy định pháp luật ra sao, cũng không hiểu mình làm như này là đúng hay sai, vi phạm hay không vi phạm, phù hợp hay không phù hợp….Là Chết rồi!
  • Một doanh nghiệp hay nhà đầu tư, khi cần tuyển dụng người lao động, cứ đăng tin lên, mình chẳng có kết hoạch gì, mình cũng không biết sử dụng biểu mẫu văn bản nào để giải quyết cho việc tuyển dụng người lao động, vả lại, mình cũng chẳng biết luật pháp quy định ra sao về các quy chế pháp lý quản lý, tuyển dụng, sử dụng người lao động. Mình tự làm hoặc mình đi thuê những người mới chập chững, mới vào nghề, mới biết một tý làm thay mình, giúp mình…Là Chết rồi!
  • Một doanh nghiệp hay nhà đầu tư, khi ký hợp đồng với đối tác, với khách hàng, với chủ đầu tư, với các bên liên quan, mình chẳng cần quan tâm hợp đồng đó như nào, mà có khi mình cũng chẳng thể hiểu nổi các vấn đề, các điều khoản trong hợp đồng, mình đẩy cho đối tác họ soạn thảo, họ điều chỉnh, hoặc mình lấy hợp đồng trên mạng về. Rồi mình sửa chữa, thêm bớt vào sao cho phù hợp theo ý mình, mình thích thêm quyền thì mình cho thêm quyền vào, mình thích thêm nghĩa vụ mình cho thêm nghĩa vụ vào, thích gì mình cho vào cái đấy. …Là Chết rồi!
  • Một doanh nghiệp hay nhà đầu tư họ cũng chẳng cần quan tâm tới quy chế pháp lý về quyền và nghĩa vụ đối với hoạt động đầu tư của mình, họ cũng chẳng cần hiểu về quy chế điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình khi mới thành lập doanh nghiệp. Mình cứ mở công ty ra thôi, đăng ký vốn điều lệ / vốn pháp định 20 tỷ đồng là mình có một doanh nghiệp kếch xù rồi. Sợ chưa??? Thế mình kinh doanh doanh thôi, chẳng quan tâm gì nữa, đến đâu thì đến…Là Chết rồi!
  • Khi có một miếng mồi ngon ở các dự án đầu tư của các chủ đầu tư, mình cần gì quan tâm đến hồ sơ pháp lý nhiều làm gì, mình chỉ cần quan tâm đến dòng vốn, tính ổn định, lợi nhuận sinh ra từ dự án đó rồi xin chủ đầu tư cho hàng, ký kết nhanh kẻo lỡ, cố gắng lấy bằng được miếng mồi, phân khúc đó để bán tống bán tháo, bán nhanh bán gấp, bán hấp tấp nhưng lại không rườm rà, kỹ lưỡng…Thế là mình cũng CHẾT rồi!
  • Công chứng á, việc của họ thì họ làm thôi, mình đầu cần biết họ làm thế nào, họ cứ có dấu đóng phặp phặp vào đó cho mình là được, cần gì phải quan tâm họ làm thế nào làm gì cho mệt. Đấy là việc của họ, kệ họ chứ. Địa chỉ hay phòng tài nguyên họ báo mình như nào thì mình biết, ai đâu mà đi nghi ngờ họ làm gì cho mệt, cứ báo sao thì mình theo đấy, cứ bảo gì mình làm theo. Mình tin là họ đúng rồi nên mình cứ tin họ thôi… Thế là CHẾT rồi!
  • Các hồ sơ biểu mẫu, giấy tờ của công ty, doanh nghiệp mình, thích trình thì mình ký, thích bảo đóng dấu thì mình lại phặp phặp, mình có đọc nhưng mình cũng không hiểu nhiều lắm. Thôi mình đàng đọc qua, vì mình nghĩ chắc cũng không đến nỗi bọn nó lừa mình đâu, thôi mình cứ ký vào cho xong để còn làm việc khác, không lại mất thời gian của người này người kia….Thế là CHẾT rồi!
  • Cần gì thì lên mạng tìm, muốn có biểu mẫu văn bản nào thì lên mạng lấy, về chỉnh sửa là xong. Tiết kiệm tiền để đỡ phải thuê mướn những người chuyên nhân sự, chuyên hành chính làm gì. Giờ tiền chưa nhiều nên phải tập trung tiền để xây dựng mối quan hệ, xây dựng uy tín, đánh bóng tên tuổi, đánh bóng vị thế, phát triển kinh doanh. Để dành tiền đi ăn lẩu, đi uống bia xây dựng mối quan hệ với khách hàng, với đối tác, với người này người kia chứ thuê mấy người làm nhân sự, hành chính….về làm gì cho tốn tiền… Thế là CHẾT rồi.

Túm váy lại là, đủ các lý do để nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp, chủ sàn tèo ngỏm bởi vì coi thường pháp lý, hoặc có biết tầm quan trọng của pháp lý nhưng bỏ qua vì nghĩ mình có thể tự giải quyết được. Nhưng, trước nghĩ mình có thể tự giải quyết được các vấn đề hóc búa đó, xin hãy nhớ và trả lời những câu hỏi sau đây:

1- Mình là ai?
2- Vai trò của mình như thế nào?
3- Sứ mệnh làm việc của mình ra sao?
4- Mình cần quan tâm những vấn đề gì nhất?
5- Mình có thể làm được hết tất cả các việc đó hay không?
6- Mình có giỏi về luật, pháp lý kinh doanh bất động sản hay không?
7- Trước giờ mình làm theo thói quen hay là theo quy trình bài bản?
8- Mình có đang đèo bồng quá hay không?

Các nhà đầu tư riêng lẻ hay các chủ sàn, chủ doanh nghiệp khi nào rảnh thì sẽ trả lời, còn không rảnh thì thôi. Cứ tiếp tục kinh doanh đi, biết đâu, bằng sự tự tin và may mắn, thành công sẽ mỉm cười. Cuộc đời và công việc kinh doanh vẫn có những xác suất mà, phải không?

3. Hiểu về pháp lý và có những cố vấn pháp lý sẽ giúp nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp, chủ sàn điều gì?

Đừng cố gắng làm mọi thứ, cũng đừng cố gắng biết mọi điều, bởi bạn là ai và bạn cố gắng là ai thì bạn sẽ hiểu. Nếu không giỏi thì phải đi hỏi, nếu không biết thì phải đi tìm hiểu, nếu không quen, không thuộc thì phải đi nhờ sự giúp đỡ, nhờ cố vấn, nhờ những lời khuyên từ những chuyên gia.

Hiểu pháp lý và có những cố vấn pháp lý trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình sẽ giúp bạn những điều sau đây:

  • Có những quyết định đúng đắn về hướng đi của sự đầu tư, kinh doanh, quyết định được tầm nhìn, chiến lược ngắn, trung, dài hạn. Đặc biệt mỗi quyết định bạn đưa ra đều dựa trên những căn cứ đúng đắn, chứ không phải quyết định theo thói quen hoặc cảm tính hay mối quan hệ;
  • Hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn trong những giao dịch mà bạn thực hiện hoặc những người được bạn ủy quyền thực hiện. Các tư vấn, giao dịch, quy trình mà nhân viên hoặc người giúp việc cho bạn thực hiện bạn cũng kiểm soát được, giám sát được và ngăn ngừa kịp thời khi có những dấu hiệu vi phạm, gây ảnh hưởng đến hậu quả pháp lý mà bạn phải gánh chịu;
  • Biết đưa doanh nghiệp hướng đến thói quen làm việc chuẩn chỉnh, chính xác, hiệu quả và đúng. Đừng cố gắng làm liều để mà ăn nhiều, cũng đừng cố gách lách cái này cái kia để mà hy vọng có thể hack được tiền của người khác. Không dễ đâu nha!
  • Giúp bạn không mất nhiều thời gian đi xử lý hậu quả, không dính dáng vào những vụ việc không muốn dính líu, không mất thời gian cho các thủ tục, quy trình với cơ quan nhà nước. Bạn sẽ có nhiều thời gian để tập trung hơn cho việc kinh doanh thay vì cứ phải đèo bồng cả vấn đề pháp lý…

Thôi, đại loại là thế, hy vọng nhiều nhà đầu tư, chủ sàn, chủ doanh nghiệp đều hiểu vấn đề mà tôi đề cập.

5/5 - (2 bình chọn)