NHỮNG RỦI RO TIỀM ẨN TRONG BẤT ĐỘNG SẢN
NHỮNG RỦI RO TIỀM ẨN TRONG BẤT ĐỘNG SẢN
Thị trường bất động sản luôn tiềm ẩn những rủi ro ảnh hưởng mạnh tới những nhà đầu tư. Đầu tư hiện nay thường theo phong cách đồn thổi tức là thị trường bị ảnh hưởng nhiều bởi những thông tin có cơ sở và không có cơ sở.
Vậy đâu sẽ là những rủi ro tiềm ẩn trong bất động sản mà các nhà đầu tư cần quan tâm. Địa ốc Quảng Ngãi sẽ cùng các bạn điểm qua một số rủi ro để các bạn tham khảo.
Có nhiều tin đồn quy hoạch xuất hiện, bạn cần phải kiểm chứng nó
1. RỦI RO VỀ MẶT PHÁP LÝ/CHÍNH SÁCH
Đối với chủ đầu tư bất động sản, rủi ro pháp lý là rủi ro lớn nhất của người làm bất động sản. Việc đặt bút ký sẽ khiến chủ đầu tư bước vào một cuộc phiêu lưu, sa lầy hoặc thành công rực rỡ.
Hiện nay, việc săn tìm quỹ đất để nhảy vào thị trường tiến lên cùng sóng khiến nhiều nhà đầu tư chấp nhận rủi ro để theo đuổi những mục tiêu cao cả.
Câu chuyện về đền bù đất, giải tỏa mặt bằng, đất công không qua đấu giá hay đơn giản là việc thay đổi thuế đất khiến nhiều chủ đầu tư lao đao, hay đơn giản là việc mua đất cá nhân với giấy tờ không hợp lệ, tin tưởng “ai đó làm trong cơ quan nhà nước” góp vốn đầu tư vào đất trên giấy, giấy tờ giả hoặc mua đất thuộc khu vực giải tỏa sẽ khiến người mua có thể bị thiệt hại nặng hoặc mất trắng.
Vì vậy trước khi đầu tư, người mua cần tìm hiểu kỹ mọi vấn đề trước khi đặt bút ký, bạn nên tham khảo những người làm trong ngành luật như luật sư để giảm rủi ro.
2. RỦI RO VỀ TÀI CHÍNH
Ngân hàng bơm nhiều tiền vào thị trường, tuy nhiên nhiều năm trở lại đây ngành ngốn nhiều vốn lại là ngành bất động sản. Ngành sản xuất chưa được nhận nhiều nguồn vốn đặc biệt những người làm kinh doanh nhỏ. Nhiều nhà kinh doanh sản xuất nhỏ thấy việc đi đầu tư đất sinh lời nhanh trong thời gian ngắn thậm chí bỏ bê việc sản xuất kinh doanh đi lướt lát cùng anh em khắp nơi.
Khi tín dụng bất động sản siết lại tình trạng đầu cơ sẽ giảm nhưng nếu ngân hàng siết luôn thì lãi suất sẽ đẩy lên mạnh khiến nhiều người mua bất động sản bằng vốn vay sẽ bị thiệt hại nặng nề. Thực tế năm 2011 lạm phát Việt Nam cao thứ 2 thế giới đạt 17.15% có thể coi là ví dụ về rủi ro.
Lịch sử hoàn toàn có thể lặp lại. Vì vậy bạn không nên bỏ hết tiền của mình để đầu tư bất động sản theo kiểu được ăn cả ngã về không. Hãy cân nhắc việc cân bằng giữa vốn sở hữu và vốn vay trước khi đầu tư. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính tức là vay nhiều đôi khi khiến bạn bị rắc rối và ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận đầu tư nếu thanh khoản kém.
3. RỦI RO VỀ MẶT QUY HOẠCH
Nhiều người đầu tư theo kiểu đón đầu tức là nhìn quy hoạch để đoán định xu hướng theo kiểu “chỗ này chuẩn bị có đường dự phóng”, “chỗ kia quy hoạch trung tâm thương mại, chợ, trường học”, “chuẩn bị có nhà đầu tư lớn đầu tư vào khu vực”.
Tuy nhiên, nhiều người vỡ mộng vì câu chuyện mua xong 10 năm hạ tầng vẫn không thay đổi, đôi khi còn đi lập Group để kiện chủ đầu tư, rồi thị trường lên khiến người đó sốt ruột bán đất này, mua đất kia sau đó quay lại thì không mua được miếng nào vì giá đất lên quá nhanh.
Việc hạ tầng xây dựng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới bất động sản khu vực đó tuy nhiên, việc đầu tư đó thành công chỉ dành cho những nhà đầu tư trung và dài hạn có tầm nhìn xa. Vì vậy, trước khi đầu tư bạn hãy thu thập đầy đủ thông tin trước khi ra quyết định, tránh đầu tư theo tin đồn hoặc đám đông.
4. RỦI RO VỀ CHÍNH TRỊ
Việc ổn định chính trị rất quan trọng với người làm bất động sản và tài chính. Mỗi biến động nhỏ chính trị đều ảnh hưởng tới thị trường. Vì vậy bạn cũng cần quan tâm tới những yếu tố này nữa nhé.
Tất nhiên rủi ro luôn đi cùng với lợi nhuận giống như câu nói “trong nguy có cơ”. Việc nhận định về rủi ro sẽ giúp bạn đầu tư bền vững hơn. Rất khó đánh giá về việc thế nào là đầu tư thành công vì đôi khi trong nhiều phi vụ đầu tư may mắn chiếm tới 90% (may quá em bán vùng đỉnh không thì…..)
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraina vừa qua ảnh hưởng đến kinh tế, tài chính thế nào chắc mọi người cũng rõ.
Chúc bạn thành công!
Bài viết bạn nên đọc:
7 QUY TẮC VÀNG ĐẦU TƯ ĐẤT NỀN AN TOÀN – LÃI CAO